22 thg 2, 2013

KHAI ẤN ĐỀN TRẦN - Lễ Hội độc đáo Rằm tháng giêng


Lễ khai Ấn Đền Trần năm 2013 sẽ diễn ra vào giờ Tý đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng (tức đêm ngày 23 rạng sáng ngày 24/2).
Từ xưa, mỗi năm sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, nhà nước phong kiến Việt Nam thời Trần lại làm lễ Khai ấn, đánh dấu ngày đầu tiên trở lại thiết triều vào giờ Tý đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng. Trải qua ngót 700 năm đến nay, cùng với thăng trầm của dân tộc, lễ hội ấy vẫn được duy trì tồn tại.. 
Đây là một tục lệ cổ tại Tiên miếu nhà Trần, thuộc hương Tức Mạc- Phủ Thiên Trường xưa.. Với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu cho thiên hạ thái bình thịnh trị - Quốc thái dân an, mọi nhà hưởng LỘC ẤN ĐỀN TRẦN để rồi "Tích Phước Vô Cương" , bước sang năm mới khỏe mạnh , may mắn, công thành danh toại để cho trước là gia đình, sau là dòng họ và hơn nữa là đất nước mỗi ngày một thêm hưng thịnh .

20 thg 2, 2013

DU XUÂN- XUÂN DU

   Ngày Xuân, tiết XUÂN, cảnh sắc XUÂN ngập tràn, đi DU XUÂN và nhớ tới câu :
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm Hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi....

đại ý là :
Mùa Xuân chơi đất hoa cỏ
Mùa Hạ ngắm hoa sen trong ao xanh
Mùa Thu uống rượu hoa cúc
Mùa đông ngâm thơ ca ngợi vẻ đẹp của tuyết trắng...


Mạo muội so với người xưa thì mình còn kém xa tới vài ngàn bậc. Người xưa ngao du sơn thủy 4 mùa trong 4 cõi trời đất. Nhà giàu bất quá cũng chỉ ăn ngày tới 3 lượt. Nhà rộng bất quá đêm nằm cũng chỉ cỡ 1m2. Dưỡng tâm- Dưỡng tính được bao lưng bát đây ?

Thôi thì, Du Xuân chỉ có vài ngày...

Đền thờ Trần Hưng Đạo huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng : 

CHỢ VIỀNG

*Chợ Viềng năm chỉ một phiên
 

Tôi đi bán cái ưu phiền, ai mua ?
 

Thẫn thờ lạc bước cổng chùa
 

Chút nồng ấm sớt, tôi mua nơi nào ?
 

Hàng lao xao, quán lao xao
 

Ưu phiền một gánh gửi vào cõi mơ

Du xuân không kẻ đợi chờ...

15 thg 2, 2013

Mồng 7 tháng giêng- Du XUÂN chợ Viềng

Đó là cái chợ đặc biệt mỗi năm họp một phiên duy nhất vào đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 tháng giêng. Chợ thuộc địa phận tỉnh Nam Định. Người các nơi đổ về không biết bao nhiêu mà kể. Không biết tự bao giờ, nó trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với đạo thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.. Cả một khu quần thể những ĐỀN- ĐÌNH- PHỦ dày đặc. Từ thành phố Nam Định đi theo đường lộ 10 tới núi Gôi, rẽ phải 3 km là tới khu di tích Phủ Giầy- chợ nơi đây gọi là chợ Viềng phủ. Vì chợ chỉ họp đêm nên dân gian còn gọ đó là chợ Âm phủ.

Phủ Giầy là tên gọi chung cho các di tích thờ Chúa Liễu Hạnh thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản. Phủ Giầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt, tồn tại và có sức hấp dẫn khách hành hương từ thế kỷ XV trở lại đây.
Ở chợ Viềng, người ta bán đủ thứ: từ cây cối, chủ yếu là cây cảnh như Xanh, Tùng, Sung, Si, Xương rồng, Lộc vừng ...cho đến thịt bò, thịt bê, nông cụ và các sản phẩm mỹ nghệ khác.

13 thg 2, 2013

Một số hình ảnh sáng mồng một tết năm 2013


Sáng mồng một tết.
Sau khi đi chùa về, mới 7 giờ, trời vẫn còn mưa bụi và khí xuân se lạnh, giờ này chắc cũng chưa có khách khứa gì...mình chụp ảnh chơi và lưu lại khoảnh khắc sớm mai đầu năm .


                                        Sắp xếp một tiểu cảnh Đá và Lan vào bàn Trà cho thi vị

9 thg 2, 2013

Chợ đồ cũ ở phố cổ Hàng Mã

Hồn đất nước lắng trong từng cổ vật
Mỗi hoa văn gợi nhớ một vương triều



Nhiều người đến chợ đồ cũ để mua sắm cho mình một món đồ về đón Tết.

6 thg 2, 2013

HƯƠNG TRẦM - Tinh hoa văn hóa ngày tết Việt.


Không nâng tầm thành nghi lễ như Trà đạo hay Kiếm đạo, cũng không thành nghi thức hay thú chơi chỉ dành cho nơi vương giả quý tộc như Hoa đạo hay Hương đạo của Nhật Bản, tự bao giờ, tục đốt trầm hương đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong những dịp tết cổ truyền của hầu hết người Việt. Trên bàn thờ gia tiên- đền miếu hay ban thờ Phật, bên cạnh những vật phẩm như hoa trái, bánh kẹo, trà rượu v v…thì không thể thiếu một nén hương trầm, một lư trầm nghi ngút hương thơm như tỏ lòng thành kính đến tiên tổ thần linh trong thời khắc giao thừa, ngày tết.